Re: Phần mềm Krita - A welcome from the newbie

Phu Hung Nguyen phuhnguyen at disroot.org
Sun Aug 16 16:58:22 BST 2020


Chào Dũng,


Mình là Phú.

> Không biết nhóm dịch có một phương tiện nào khác để liên lạc hay
> không? Có thể nếu được mình sẽ tạo một nhóm Discord để mọi người tham
> gia và tiện lợi trao đổi hơn.

Mình từng hỏi điều phối viên của nhóm (bạn Phương) về việc có gửi tất cả
thư liên quan đến việc dịch vào danh sách thư này không và được trả lời
là nên, vì danh sách thư này được dùng để lưu trữ các hoạt động của
nhóm. Theo mình hiểu, và mình cũng đồng ý với cách làm này, thì chúng ta
sẽ chỉ dùng một kênh liên lạc duy nhất là danh sách thư này để những
người tham gia sau đều có thể biết tất cả các hoạt động từ trước mà
không cần sử dụng nhiều dịch vụ khác nhau (biết đâu sau này Discord
sụp?). Nhưng đấy là cách hiểu của mình thôi, chúng ta có thể chờ Phương
trả lời.


> Mình nhận thấy trong bản dịch có rất nhiều chỗ vẫn được đánh dấu là "
> #, fuzzy" , dẫn đến language pack của phần mềm Krita không hiển thị
> hết toàn bộ những gì cần phải dịch (Krita vẫn hiển thị đa số bằng
> tiếng Anh, ngay cả khi chọn ngôn ngữ phần mềm là tiếng Việt). Làm sao
> để khắc phục những đoạn "fuzzy" này? Mình nghĩ là phải dịch bừa để thử
> nghiệm trước xem có hợp hoàn cảnh không, rồi mới quyết định đâu là
> đúng, đâu là sai chứ?

Các mục được đánh dấu "fuzzy" là các mục mà xâu dịch đã được dùng và sau
đó xâu gốc bị thay đổi (đọc thêm ở
https://www.gnu.org/software/gettext/manual/gettext.html#Fuzzy-Entries),
hoặc các mục bị Scripty phát hiện là sai về định dạng, do đã không chạy
msgfmt trước khi đưa bản dịch lên máy chủ
(https://l10n.kde.org/docs/translation-howto/check-gui.html). Việc của
người dịch là kiểm tra lại các mục đó, nếu cần thì sửa, và xoá dấu
"fuzzy" đi sau khi thấy lời dịch đã ổn. Nhưng nếu dùng các công cụ dịch,
chẳng hạn như Lokalize, thì sẽ không phải kiểm tra lần lượt từng mục xem
mục nào là fuzzy mà có thể di chuyển nhanh đến mục fuzzy sau/trước, và
việc xoá dấu "fuzzy" không cần làm thủ công nữa vì công cụ đó làm cho
mình rồi.

Về việc dịch cho đúng và phù hợp hoàn cảnh, có thể bạn biết rồi nhưng
mình vẫn muốn đề cập đến các cách để có thể biết được thông tin ngữ cảnh:

  * gettext hỗ trợ trường msgctxt để cho biết ngữ cảnh của mỗi mục dịch.
    Trường này có thể được lập trình viên cung cấp
    (https://techbase.kde.org/Development/Tutorials/Localization/i18n)
    hoặc không, nhưng mình thường thấy các chỗ cần thiết thì đều có
    trường này.
  * Mỗi mục đều có một dòng chú thích cho biết xâu này là ở trong tệp
    nào, dòng nào. Trong Lokalize, thông tin này được hiển thị ở dạng
    đường dẫn, ấn vào đường dẫn đó sẽ được Lokalize hỏi là mở tệp trên
    máy cục bộ hay tìm ở lxr.kde.org. Đây là cách để biết ngữ cảnh thông
    qua việc đọc mã nguồn.
  * Cách cuối cùng là thử dịch rồi biên dịch chương trình trên máy mình
    đi kèm với bản dịch. Đọc thêm ở
    https://l10n.kde.org/docs/translation-howto/check-gui.html#check-context.
    Mình hi vọng ý bạn khi bảo "dịch bừa" là với chương trình mà bạn
    biên dịch trên máy bạn, chứ không phải đưa bản dịch bừa lên máy chủ
    để phân phối cho người dùng rồi lúc đấy mới xem lời dịch đó đúng hay
    sai và có phù hợp ngữ cảnh không.


> Một câu hỏi nữa là, mình muốn test trước bản dịch của mình trên Krita,
> thì phải làm thế nào? Hiện tại mình chỉ biết commit bản dịch lên SVN
> của Krita và chờ cho bên Dev ghép ngôn ngữ vào, nhưng mình muốn chủ
> động Việt hóa Krita để kiểm nghiệm bản dịch của mình theo thời gian
> thực.

Như trên: biên dịch và kiểm tra chương trình trên máy mình.


Quy trình dịch hiện tại là bạn dịch xong, gửi bản dịch cho điều phối
viên, người đó kiểm tra lại rồi mới đưa bản dịch lên SVN của KDE.

Theo mình thì khi bắt đầu, tài liệu này
https://l10n.kde.org/docs/translation-howto/index.html giúp ích rất
nhiều. Bạn có thể không cần đọc luôn tất cả, mà chương 2, Bringing a New
Language to KDE, và chương 3, GUI Translation là hai chương có ích ngay.
Chương 2 có thể có phần phù hợp cho điều phối viên hơn là người dịch,
nhưng nó cũng có các thông tin cần thiết cho việc dịch. Chương 3 thì hầu
hết là thông tin cho việc dịch và rất nên đọc.


Trân trọng,

Phú

-------------- next part --------------
An HTML attachment was scrubbed...
URL: <http://mail.kde.org/pipermail/kde-l10n-vi/attachments/20200816/db82e612/attachment.htm>
-------------- next part --------------
A non-text attachment was scrubbed...
Name: 0x7E1BF4CF0E28F26A.asc
Type: application/pgp-keys
Size: 669 bytes
Desc: not available
URL: <http://mail.kde.org/pipermail/kde-l10n-vi/attachments/20200816/db82e612/attachment.key>


More information about the Kde-l10n-vi mailing list